1 số điều cần biết về hôn nhân khác tôn giáo

Ngày nay, số lượng những cuộc hôn nhân khác tôn giáo càng ngày càng gia tăng. Đây là một trong những điều đặc biệt của Hội Thánh Công giáo đối với cuộc sống hôn nhân và gia đình của con cái họ, vì những cuộc hôn nhân khác tôn giáo này thường gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về niềm tin và tư tưởng.

Vậy hôn nhân khác tôn giáo là gì? 2 người khác tôn giáo có lấy nhau được không? Hãy cùng Win’s Studio giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau nhé.

1. Hôn nhân khác tôn giáo là gì?

Hôn nhân khác tôn giáo là gì?
Hôn nhân khác tôn giáo là gì?

Hôn nhân khác tôn giáo là cuộc hôn nhân giữa một bên là đạo Công giáo và một bên không phải là Công giáo. Nếu bên không phải là Công giáo, nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì cuộc hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp.

Còn nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ như hôn nhân giữa một người Công giáo và một người Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo…. kể cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào.

2. Kết quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo

Khi hôn nhân khác tôn giáo diễn ra thì sẽ có 2 trường hợp sau có thể xảy ra:

  • Cuộc hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu như cả hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người nấy giữ”. Phía không Công giáo để cho người bạn đời của mình được tự do thờ phụng và chăm sóc đức tin cho con cái như theo thoả thuận lúc ban đầu. Phía Công giáo sẽ sống thật tốt và giúp phía không Công giáo nhận được ơn Chúa.
Kết quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo
Kết quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo
  • Trường hợp thứ hai đó là hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và có nguy cơ tan vỡ nếu hai bên không chịu nhường nhịn nhau trước những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin và tư tưởng. Phía Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và dẫn đến bỏ đạo.
Kết quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo
Kết quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo

3. Giáo luật về hôn nhân khác tôn giáo

Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn có nhiều vị hữu trách và cha mẹ tỏ thái độ quá gay gắt và khắt khe đối với con cái họ đối với hôn nhân khác tôn giáo. Một số cha mẹ thì cho rằng “Bắt buộc trở lại đạo Công giáo mới cho phép tổ chức cưới!” Một số khác thì dễ dãi hơn “Đạo ai nấy giữ”. Tuy nhiên, cả hai thái độ trên đều không phù hợp với ý muốn của Hội Thánh Công giáo.

Theo luật hiện nay của Hội Thánh thì Hội Thánh sẽ có phép chuẩn cho những hôn nhân khác tôn giáo như sau

  • Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của Giám Mục.
  • Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền.

Do vậy, nếu ở trong trường hợp Hôn nhân hỗn hợp hoặc hôn nhân khác tôn giáo, đôi bạn cần trình bày rõ ràng với cha xứ để được hướng dẫn về những thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục Giáo phận. Muốn được phép chuẩn thì cần:

  • Hai đương sự cần phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của cuộc hôn nhân theo giáo lý Công giáo
  • Bên Công giáo phải cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.
  • Cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy.

4. Thái độ sống của cả hai bên

4.1 Thái độ sống đối với nhau

Hôn nhân khác tôn giáo là một thách thức khá lớn với rất nhiều khó khăn cần vượt qua. Tuy nhiên, nếu đôi bạn đã suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng, cảm thấy không thể chấm dứt mối duyên này, thì đôi bạn hãy mở rộng lòng đón nhận cuộc sống của nhau, bao gồm cả tư tưởng và niềm tin và tích cực cư xử tốt với nhau.

Hãy mở rộng lòng đón nhận cuộc sống của nhau
Hãy mở rộng lòng đón nhận cuộc sống của nhau

4.2 Thái độ sống đối với gia đình hai bên

Sự khác biệt về tôn giáo không chỉ tạo khó khăn, khoảng cách giữa hai người mà còn tạo khoảng cách với gia đình hai bên, đây có thể là một khoảng cách vô hình nhưng lại hết sức to lớn.

Vậy nên hãy sống thật chân thành và khi có cơ hội, đừng ngại chia sẻ niềm tin cho những người mình yêu mến. Mỗi người, mỗi tôn giáo đều có những cách riêng trong việc thờ cúng tổ tiên, cả hai cần tìm hiểu kỹ quan điểm của Hội Thánh Công giáo và chu toàn bổn phận cũng như nghĩa vụ mình. Tóm lại, mỗi bên cần phải làm hết sức mình để giúp gia đình mình hiểu hơn và tôn trọng tôn giáo của bạn mình.

4.3 Thái độ sống với cộng đồng giáo xứ

Khi kết hôn với người khác đạo, phía Công giáo có thể bỗng dưng sẽ cảm thấy trở nên xa cách với mọi người trong giáo xứ. Cần phải luôn bình tĩnh để vượt qua tâm trạng ấy, bởi lẽ đây chính là lúc họ cần gắn bó hơn với giáo xứ để được nâng đỡ và cầu nguyện.

Hãy thắt chặt tình thân và gắn bó với một nhóm gia đình trong giáo xứ, luôn gần gũi với nhau như những người bạn thân thiết. Sự gắn bó ấy sẽ là yếu tố quan trọng giúp nâng đỡ và đồng hành với đôi bạn trong cuộc sống hôn nhân.

5. Kỳ vọng của Mẹ Hội Thánh như thế nào?

Những cuộc hôn nhân khác tôn giáo bao giờ cũng sẽ có rất nhiều khó khăn, dù vậy Hội Thánh sẽ luôn tin tưởng vào Chúa và cầu nguyện cho họ.

Hội Thánh tin tưởng rằng “chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại sẽ được thánh hóa nhờ chồng có đạo”. Chính sự chân thành của tình yêu hôn nhân, cùng với sự khiêm tốn và kiên nhẫn thực thi những nhân đức gia đình và siêng năng cầu nguyện thì những cuộc hôn nhân khác tôn giáo sẽ trở nên tốt đẹp.

WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI

🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00