Từ xưa đến nay, phong tục đám cưới truyền thống của người miền Nam vẫn mang một số nét giống với phong tục đám cưới của các vùng miền khác. Tuy nhiên, nó cũng có những nét đặc trưng riêng khác biệt của vùng đất Nam Bộ.
Hiện nay, theo thời gian, tuy rằng nhiều phong tục cưới rườm rà đã được người miền Nam đơn giản hóa đi rất nhiều. Mặc dù vậy, một số điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam vẫn được rất nhiều người xem trọng và áp dụng đến hiện nay. Hãy cùng Win’s Studio tìm hiểu những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam qua bài viết sau.
Mục lục
- 1. Người miền Nam quan niệm rằng có kiêng có lành
- 2. “Kỵ tuổi” là điều thứ nhất trong số những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam
- 3. Điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam thứ hai đó là kỵ ngày giờ đám cưới
- 4. Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu
- 5. Những điều kiêng kỵ trong thời gian cử hành hôn lễ
- 6. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam khác
- 7. Tổng kết
1. Người miền Nam quan niệm rằng có kiêng có lành

Từ xa xưa, ở miền Nam chúng ta thường nghe ông bà nhắc nhở với những người trẻ tuổi rằng “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” mỗi khi các bạn trẻ muốn đơn giản hóa hoặc giảm bớt các phong tục truyền thống.
Như chúng ta thấy, kiêng kỵ việc này, việc kia không chỉ đơn giản là mê tín mà nó còn xuất phát từ truyền thống dân tộc truyền lại. Việc giữ gìn và thực hiện những phong tục tập quán truyền thống cũng như tin tưởng vào các điều kiêng kỵ không những giúp tâm lý cảm thấy thoải mái hơn mà còn tạo ra nét đẹp văn hóa truyền thống trong đám cưới.
Thực tế, tuy chúng ta không thể chắc chắn được rằng việc tin tưởng những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam này có thật sự mang lại may mắn cho cô dâu, chú rể hay không. Nhưng trước mắt khi chúng ta tin tưởng vào những điều kiêng kỵ này theo lời ông cha ta thì họ sẽ cảm thấy yên tâm và vui vẻ hơn rất nhiều từ đó cũng mang lại tâm trạng vui vẻ thoải mái trong lễ cưới.
Ai cũng có niềm tin, và người ta tin rằng nếu bạn tin tưởng vào những điều kiêng kỵ thì đám cưới sẽ được diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp hơn. Dưới đây là một số điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam.
2. “Kỵ tuổi” là điều thứ nhất trong số những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam

Kỵ tuổi có thể được xem là điều kiêng kỵ quan trọng nhất khi chọn rể hay chọn dâu của người miền Nam.
Tuổi của cô dâu và chú rể nếu xung khắc nhau thì có thể sau khi cưới nhau sẽ gặp phải nhiều điều không may mắn và cuộc sống hôn nhân gia đình sẽ không được suôn sẻ. Đó có thể là sự nghiệp, việc làm ăn không thuận lợi, hôn nhân dễ tan vỡ, vợ chồng gặp nhiều vận xui rủi.
Chính vì lý do đó mà các bậc phụ huynh đều tìm cách hỏi tuổi, năm sinh, giờ sinh của đối phương khi con cái của họ dẫn bạn trai, bạn gái về nhà ra mắt. Sau đó họ sẽ so với tuổi, năm sinh, giờ sinh của con cái họ xem có hợp nhau không thì mới tính tiếp.
Có thể nói trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam thì kỵ tuổi chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho không ít các đôi trai gái tan vỡ, không thể tiến đến hôn nhân.
3. Điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam thứ hai đó là kỵ ngày giờ đám cưới
Ngày giờ được xem là điều kiêng kỵ quan trọng thứ 2 trong số những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam. Tuy nhiên, kiêng kỵ ngày giờ thì cũng tương đối dễ vượt qua. Hầu hết các đôi trai gái phải vượt qua được kiêng kỵ tuổi thì mới bước đến vòng kiêng kỵ ngày giờ.

Thông thường, người miền Nam rất chú trọng việc tổ chức các việc trọng đại. Các việc ấy thường phải được tổ chức vào ngày giờ tốt. Do đó, những lễ nghi trong đám cưới như đám hỏi, đám cưới, rước dâu, cử hành hôn lễ, làm lễ gia tiên đều được họ cân nhắc và lựa chọn ngày giờ rất kỹ.
Họ quan niệm rằng nếu đám cưới và lễ rước dâu được cử hành vào ngày lành tháng tốt, hợp với cô dâu và chú rể thì cuộc sống hôn nhân của họ sẽ được viên mãn và hạnh phúc.
4. Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu
Ngay cả trong quá trình rước dâu và bưng quả thì người miền Nam cũng có khá nhiều những quy định khắt khe. Chẳng hạn khi lấy trầu cau từ các sính lễ để dâng lên bàn thờ gia tiên nhà gái thì chú rể phải dùng tay để xé cau. Tuyệt đối không được sử dụng dao hoặc kéo để cắt vì dao kéo thể hiện sự chia cắt, không tốt cho hôn nhân.
Tiếp theo là khi người con gái theo nhà trai về nhà chồng thì tuyệt đối không nên quay đầu nhìn lại , chỉ được nhìn thẳng về phía trước và bước lên xe hơi về nhà chồng. Và khi đi đón dâu và rước dâu thì xe hoa phải chạy theo hai con đường khác nhau. Họ quan niệm rằng nếu đón dâu và đưa dâu chỉ chạy đúng một con đường thì có thể dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
Khi đưa và rước dâu thì mẹ của cô dâu kiêng kỵ không được theo đoàn đưa dâu về nhà chồng. Còn mẹ chồng thì cũng kiêng kỵ đứng trước cửa để đón dâu. Đấy là những điều không tốt.
5. Những điều kiêng kỵ trong thời gian cử hành hôn lễ
Bàn thờ tổ tiên phải là nơi được sử dụng để cử hành hôn lễ chính thức. Trên bàn thờ bắt buộc phải có đầy đủ nhang đèn và trái cây. Nhang đèn và trái cây chính là những sính lễ cần phải có mà nhà trai mang theo để trao cho nhà gái.
Ngoài ra sính lễ còn phải có đầy đủ có trầu cau, bánh kẹo và quan trọng nhất chính là cặp đèn long phụng kích thước lớn để cử hành nghi thức lên đèn truyền thống trong lễ cưới của người miền Nam.
6. Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam khác
Ngoài những điều nói trên thì còn có một số những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam khác mà bạn cần biết, chẳng hạn như:
Nhẫn cưới của cô dâu và chú rể có thể mua trước đám cưới tuy nhiên sau khi mua xong cặp nhẫn cưới phải được cất đi và chỉ được đeo cho nhau khi chính thức cử hành lễ cưới. Tuyệt đối không được đeo nhẫn trước khi đám cưới diễn ra.

Người miền Nam có quan niệm rằng rất sợ bị vỡ đồ, bể chén, bể ly hay các vật thuỷ tinh trong đám cưới. Vì thế, trong quá trình tổ chức đám cưới, tất cả mọi người đều được dặn dò, nhắc nhở là phải cẩn thận, không được làm bể đồ. Họ cho rằng nếu trong quá trình tổ chức đám cưới mà làm bể ly, tách, chén, dĩa thì hôn nhân cũng sẽ đổ vỡ theo.
Và trường hợp tiếp theo, nếu cô dâu đang mang thai thì nên bước vào từ cửa sau nếu nhà có cửa chính và cửa sau. Còn nếu trường hợp chỉ có 1 cửa thì không thể lựa chọn. Người miền Nam cho rằng nếu cô dâu đang mang bầu mà bước vào từ cửa chính thì công chuyện làm ăn của gia đình nhà trai có thể sẽ không được suôn sẻ, như ý.
Phòng tân hôn là căn phòng riêng tư của cô dâu và chú rể. Và căn phòng này cần phải được trang trí và sơn phết lại chỉn chu, đàng hoàng. Giường cưới của phòng tân hôn bắt buộc phải là giường mới. Kiêng kỵ việc sử dụng lại giường cũ.

Những gia đình đang có tang cũng sẽ không được mời đến dự đám cưới của cô dâu chú rể. Người ta kiêng kỵ sự xui xẻo của việc để tang sẽ ảnh hưởng không tốt đến đám cưới.
Điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam cuối cùng là đối với thực đơn tiệc cưới. Ở miền Nam Bộ tuy những món mắm được xem như là đặc sản của họ nhưng tiệc cưới tuyệt đối không bao giờ xuất hiện món mắm cùng với những món như là canh chua, rau đắng … Nguyên nhân là vì các món này sẽ tạo ra những vị chua chát, cay đắng. Còn món mắm thì tạo nên mùi không mấy dễ chịu. Người ta quan niệm rằng các món này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hôn nhân của cô dâu và chú rể.

7. Tổng kết
Còn khá nhiều những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam nữa nhưng trên đây là các tục lệ phổ biến mà Win’s Studio tổng hợp được gửi đến cho các bạn tham khảo.
Trên thực tế, còn tùy vào từng gia đình, vào văn hóa vùng miền mà những nghi lễ có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn chính là tình cảm mà đôi vợ chồng dành cho nhau. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm cho mình nhiều thông tin tham khảo hơn để chuẩn bị cho ngày vui của mình nhé.
WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI
Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
Website: https://winsstudio.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
Email: Winsstudio.vn@gmail.com
TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00