Trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, nghi thức lễ gia tiên là một trong những nghi thức cực kì quan trọng. Là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ bao đời nhằm tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của các bậc ông bà tổ tiên. Ở mỗi miền trên đất nước, nghi lễ này sẽ có sự khác biệt nhau về cách thức và trang trí. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Win’s studio để khám phá kỹ hơn về phong tục độc đáo này nhé!
Mục lục
1. Nghi thức lễ gia tiên là gì? Ý nghĩa của lễ cúng gia tiên
Nghi thức lễ gia tiên hay còn được gọi là lễ cúng gia tiên. Đây là một trong những nghi thức không thể nào thiếu trong lễ cưới hỏi của người Việt từ xưa đến nay.
Theo từ điển của Hán Việt, “gia” có nghĩa là “gia đình”; “tiên” có nghĩa là “đầu tiên” và “tổ tiên”. Do vậy, nghi thức lễ gia tiên lễ được hiểu theo các ý nghĩa sau:
- Là buổi lễ ra mắt chính thức của cô dâu, chú rể với gia đình 2 bên. Đồng thời, qua đó cầu mong sự chúc phúc từ những người đã khuất.
- Là nghi lễ quan trọng thể hiện truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Nén hương được cô dâu chú rể thắp nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc bề trên và dòng tộc.
- Là nghi thức thông báo, là lời xin phép của gia đình trước bàn thờ của ông bà tổ tiên về việc dựng vợ, gả chồng cho con cháu.
2. Tổng hợp các nghi thức lễ gia tiên
Thông thường, nghi thức lễ gia tiên sẽ được tiến hành trong lễ ăn hỏi và lễ cưới với các nghi thức cụ thể tại nhà gái và nhà trai.
2.1 Nghi thức lễ gia tiên tại nhà gái
Nghi thức gia tiên tại nhà gái được tổ chức vào ngày cưới, khi nhà trai đến thưa chuyện hôn nhân và ngỏ ý muốn rước dâu về nhà. Sau khi đã hoàn thành hết các thủ tục chào hỏi, phát biểu, lễ cúng gia tiên sẽ được tiến hành. Bố của cô dâu hoặc người đại diện nhà gái sẽ thắp nén hương đầu tiên lên bàn thờ và trình báo chuẩn bị gả con gái và giới thiệu chàng rể mới với bề trên.
Ngay sau đó, cô dâu và chú rể sẽ được hướng dẫn nghi thức thắp hương lên bàn thờ. Khi nghi lễ đã hoàn thành, nhà trai có thể chính thức rước dâu về nhà.
2.2 Nghi thức lễ gia tiên tại nhà trai
Nghi thức lễ gia tiên tại nhà trai được diễn ra ngay sau khi đón dâu về nhà. Nghi thức sẽ được tiến hành ngay khi 2 bên gia đình đã nói chuyện và ổn định chỗ ngồi. Tùy vào cách bày trí bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình mà việc thực hiện nghi lễ sẽ có sự chứng kiến của cha mẹ chú rể hoặc của đông đảo người tham dự.
Bố mẹ của chú rể sẽ tiến thành thắp hương, đọc bài khấn. Tiếp tục sau đó, cô dâu, chú rể sẽ thực hiện theo hướng dẫn của chủ hôn. Cuối cùng sẽ là thắp hương lên bàn thờ và cúi lạy bố mẹ, người lớn trong dòng họ.
Ngày nay, ở một số trường hợp do điều kiện không cho phép như nhà quá nhỏ, nhà trai hoặc nhà gái cách quá xa, lễ gia tiên tại nhà trai hoặc nhà gái có thể được tổ chức ngay tại nhà hàng đãi tiệc. Điều này sẽ đảm bảo thuận tiện cho gia đình 2 bên mà vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
3. Điểm khác biệt trong nghi thức lễ gia tiên giữa 3 miền
Về cơ bản, nghi thức lễ gia tiên tại 3 miền Bắc – Trung – Nam đều trang trọng và chỉnh chu. Điểm khác biệt lớn nhất trong nghi thức làm lễ chính là cách bày trí bàn thờ. Cùng tìm hiểu điểm khác biệt này qua nội dung dưới đây:
3.1 Nghi thức lễ gia tiên miền Bắc
Đối với người miền Bắc, nghi thức lễ gia tiên sẽ được tiến hành tại bàn thờ chính của gia đình. Trước khi diễn ra đám cưới, bàn thờ sẽ được dọn dẹp một cách sạch sẽ và gọn gàng. Trong ngày cưới, bàn thờ sẽ được phủ thêm một tấm vải đỏ, dán chữ Hỷ hoặc câu đối đỏ. Điều này sẽ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc bền lâu.
Lễ vật bày trí bao gồm có mâm ngũ quả, lọ hoa lay ơn hoặc hoa cúc, mâm đồ cúng mặn gồm có gà luộc, xôi gấc và các lễ vật do nhà trai mang đến.
3.2 Nghi thức lễ gia tiên miền Trung
Với tính cách phóng khoáng nơi đây, lễ gia tiên của người miền Trung khá đơn giản. Dù rằng không cầu kỳ như người miền Bắc nhưng bàn thờ của họ vẫn sẽ đầy đủ mâm lễ gồm trầu cau, rượu, trà, nến tơ hồng và bánh phu thê. Ngoài ra, lễ vật được bày trí thêm sẽ có mâm ngũ quả và hoa tươi trang trí.
3.3 Nghi thức lễ gia tiên miền Nam
Đối với người ở miền Nam, lễ cưới là sự kiện đặc biệt quan trọng. Do đó, nghi thức lễ gia tiên được đặc biệt coi trọng đặt lên hàng đầu.
Trong ngày cưới, bàn thờ cúng gia tiên không chỉ đầy đủ mà còn phải bày trí đẹp mắt. Trên bàn thờ sẽ được treo phông đỏ, câu đối và dán chữ hỷ. Đặc biệt, trên bàn thờ phải có sự xuất hiện của cặp lư đồng đã đánh bóng sạch sẽ, mâm ngũ quả kết rồng phượng cùng cây đèn lớn.
Có thể khẳng định rằng, nghi thức lễ gia tiên mỗi miền một vẻ nhưng điểm chung chính là ý nghĩa văn hóa tốt đẹp cùng sự chỉnh chu trong bày trí và thực hiện. Nếu như các bạn đang chuẩn bị cho đám cưới của mình mà vẫn chưa nắm rõ những gì cần chuẩn bị và cần làm thì hãy lưu lại ngay những chia sẻ của chúng tôi nhé!
Hy vọng thông tin trên của chúng tôi bổ ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Win’s studio mỗi ngày để khám phá những kiến thức mới lạ có thể bạn chưa biết nhé!
WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI
🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00