Nằm trong các nghi lễ của đám cưới, lễ lại mặt là nghi lễ cuối cùng, đối với người miền Bắc đây buổi lễ này là không thể thiếu. Vậy lễ lại mặt là gì? Lễ vật trong lễ lại mặt gồm những gì và những lưu ý nào? Bạn sẽ được biết tất cả qua bài viết này.
Mục lục
1. Lễ lại mặt là gì?
Lễ lại mặt còn có tên gọi khác là nhị hỷ, là nghi lễ thực hiện sau khi đám cưới được tổ chức. Trong lễ này, chàng rể quý sẽ cùng với vợ mới cưới của mình đem lễ vật về nhà vợ để dâng lên bàn thờ gia tiên và thăm hỏi bố mẹ vợ. Còn nhà gái đáp lễ bằng cách chuẩn bị một mâm cơm ấm cúng để đãi con rể của mình.
Sau lễ thành hôn, cô dâu sẽ chính thức gả về nhà chồng nên buổi lễ này cũng là cơ hội để đôi uyên ương tỏ lòng biết ơn quãng thời gian sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ cô dâu.
Hơn thế nữa, lễ lại mặt sau cưới cũng là dịp để cô dâu về thăm nhà mình sau khi trải qua những ngày bỡ ngỡ với cuộc sống mới bên gia đình nhà chồng. Đây là một phong tục tốt đẹp ở Việt Nam, nó bắt nguồn từ tình yêu thương của nhà chồng đối với con dâu.
2. Có cần làm lễ lại mặt không?
Ngày xưa thì lễ lại mặt là bắt buộc nhằm bày tỏ sự báo hiếu nhưng dần dần về sau nhiều gia đình đã bỏ qua luôn nghi lễ một phần là do những thông gia ở xa nhau và không sắp xếp được công việc. Tuy nhiên, nếu vợ chồng có thể thu xếp được thời gian hãy nên làm lễ này để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành nhé.
Xem thêm bài viết: 5 nghi lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam
3. Khi nào thì làm lễ lại mặt?
Không nhất định là một ngày cố định, nó ở mỗi vùng miền cũng như từng điều kiện gia đình mà buổi lễ được tổ chức ở thời gian khác nhau. Tuy nhiên, theo tập tục của Việt Nam thì nếu tổ chức sau ngày cưới thì được gọi là Nhị hỷ, 3 ngày sau đám cưới là Tứ hỷ. Một số nhà chọn ngày thứ 3 sau cưới cũng có nhà chọn ngày thứ 2 và thứ 4 sau cưới.
Trường hợp 2 nhà thông gia ở xa thì có thể tổ chức khoảng 1 tuần sau khi nhà trai đón dâu về nhưng cố đừng dời ngày quá lâu nhé.
4. Cần chuẩn bị gì cho lễ lại mặt?
Ngày xưa, lễ lại mặt được tổ chức rất đầu tư, chàng rể cần phải chuẩn bị trầu cau, rượu, xôi và gà để cúng gia tiên. Những lễ vật này nhà trai sẽ chuẩn bị để chú rể mang qua nhà ba mẹ vợ nhằm thể hiện tấm lòng và sự tôn trọng.
Ngày nay thì lễ vật cho lễ lại mặt dần đơn giản hơn rất nhiều, quà chủ yếu nằm ở tấm lòng. Chàng rể chỉ cần mua bánh trái đơn giản đến còn nhà gái thì chuẩn bị một bữa cơm nhỏ ấm cúm là được.
5. Những ai sẽ tham gia lễ lại mặt?
Buổi lễ cần phải có sự hiện diện của đôi uyên ương và ba mẹ của cô dâu. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những người chung sống với nhà cô dâu như ông bà, anh chị hoặc cô chú sẽ cùng tham gia bữa tiệc nhỏ này. Không nên mời hàng xóm hay họ hàng tham gia lễ lại mặt nhé.
Sau khi con rể mang lễ vật qua thì dâng lên gia tiên thắp nén nhang, còn nhà cô dâu sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng để đãi con rể.
6. Trang phục khi tham gia lễ lại mặt
Đối với trang phục thì không có yêu cầu bắt buộc nào cả, nói là một nghi lễ cho trang trọng thôi chứ thực chất đó cũng buổi thăm ba mẹ và dùng bữa cơm ấm áp với gia đình nhà cô dâu. Vậy nên, hai vợ chồng không cần phải mặc những bộ đồ rườm rà như áo dài hay vest. Chỉ cần ăn mặc gọn gàng lịch sự là được. Còn về phía ba mẹ vợ thì chọn những bộ quần áo giản dị thôi đừng quá lộng lẫy nhé không là con rể sẽ cảm thấy áp lực đó.
7. Cần lưu ý gì trong lễ lại mặt?
Ngày nay, mọi người dần lược bỏ và đơn giản hoá các nghi lễ trong đám cưới nên lễ lại mặt cũng không còn quá quan trọng về hình thức. Tuy nhiên, nếu tổ chức lễ lại mặt sau cưới thì bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau:
- Chỉ những thành viên trong nhà tham gia bữa cơm trong lễ lại mặt, không nên mời khách khứa khác. Như đã nói thì đây là lễ để đôi vợ chồng mới cưới bày tỏ lòng cảm ơn đến công đức sinh thành của ba mẹ vợ nên có thêm người ngoài sẽ mất đi ý nghĩa thực sự của buổi lễ.
- Tuyệt đối không để cô dâu về nhà bố mẹ một mình:Chú rể phải về cùng cô dâu đó nhé, nếu để cô dâu về một mình ba mẹ vợ sẽ nghĩ rằng chú rể không tôn trọng họ đó. Nếu chú rể bận việc đột xuất thì ráng sắp xếp rồi dời ngày về 1-2 ngày cùng cô dâu nha.
- Không về nhà cô dâu vào lúc chiều muộn vì điều này mang ý nghĩa không tốt, nên về nhà sớm để có thời gian trò chuyện, thăm hỏi ba mẹ và ông bà.
- Không về nhà ba mẹ vợ tay không: Với những ngày thường thì không nói, tuy nhiên đây là ngày lễ nên việc đến tay không là không nên nha. Lễ vật không nhất thiết phải quá cầu kỳ đâu, nhiều hay ít gì cũng được vì quan trọng là phải thể hiện tấm lòng đối với ba mẹ cô dâu mà.
- Tránh các tranh cãi, xung đột không cần thiết.
Qua đây thì bạn cũng biết được lễ lại mặt là gì cũng như những gì cần biết về buổi lễ này. Tuy thời nay, đây cũng không còn là buổi lễ bắt buộc nữa, nhưng nếu có thể hãy tổ chức buổi lễ này, nó sẽ giúp tăng điểm số trong mắt ba mẹ vợ nhé các chàng rể ơi.
WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI
🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00