Cưới hỏi là một việc rất trọng đại, ai cũng muốn mình có một lễ cưới hoàn hảo và đáng nhớ đúng không. Tuy nhiên, bạn có biết rằng phong tục cưới hỏi ở các vùng miền sẽ không giống nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu các nghi thức trong phong tục cưới hỏi miền Nam cho các bạn nhé.
Mục lục
1. Đặc điểm của phong tục cưới hỏi miền Nam
Theo truyền thống phong tục cưới hỏi miền Nam sẽ bao gồm 3 nghi lễ lần lượt là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu. Tuy nhiên, người miền Nam thường biết đến là người đơn giản, mộc mạc và có phần hơi phóng khoáng.
Chính vì vậy mà ngày nay, có những gia đình đã bỏ luôn lễ dạm ngõ và tổ chức lễ cưới chung ngày với lễ đón dâu luôn. Họ cho rằng, các cặp đôi thời nay đều đã tự tìm hiểu và qua lại nên không cần phải làm lễ dạm ngõ. Còn với việc gộp chung nghi lễ là để tiết kiệm thời gian cũng như sẽ thuận tiện hơn cho trường hợp nhà trai và gái ở xa nhau.
Dù gộp hay bỏ nghi thức nào thì lễ lên đèn là một nghi thức không thể bỏ trong phong tục cưới hỏi miền Nam. Ngoài các sính lễ, nhà trai phải chuẩn bị 2 ngọn đèn cầy có khắc hình rồng phương đến nhà gái trong ngày rước dâu. Lễ lên đèn sẽ được thực hiện trước bàn thờ gia tiên của nhà gái.
2. Tổng hợp các nghi lễ trong phong tục cưới hỏi miền Nam
2.1 Lễ dạm ngõ
Người miền Nam thường gọi lễ dạm ngõ với tên gọi khác là đám nói hay đi nói. Như đã nói ở trên, lễ dạm ngõ có thể được bỏ qua nếu hai bên gia đình có khoảng cách xa nhau. Lễ dạm ngõ có nghĩa là hai bên gia đình gặp nhau để chấp thuận cho cặp đôi cơ hội tìm hiểu nhau, nhưng ngày nay thì các cặp đôi đã tự tìm hiểu trước rồi nên không cần làm lễ này.
Người miền Nam thường chuẩn bị các lễ vật cho ngày dạm ngõ khá đơn giản bao gồm cặp rượu, trà gói trong giấy đỏ, mâm ngũ quả và mâm trầu cau tiêm cánh phượng.
Những người tham gia buổi lễ này sẽ bao gồm bố mẹ và chú bác có tiếng nói của gia đình hai bên. Họ sẽ trò chuyện tìm hiểu về gia đôi bên và nhà trai sẽ cho nhà gái ngày tháng sinh của chú rể để chọn ra ngày đẹp cho đám cưới.
2.2 Lễ ăn hỏi
Cũng giống như phong tục của các miền khác, phong tục cưới hỏi miền Nam là không thể thiếu. Nghi thức này sẽ được tổ chức trước bàn thờ gia tiên của gia đình nhà gái.
Khi bên nhà trai mang sính lễ qua nhà gái, vị trưởng tộc cùng một người phụ bưng khay trầu có đôi đèn và khay rượu để vào nhà gái. Ông bà, cha mẹ của chú rể sẽ đi sau rồi đến đội bê tráp.
Theo phong tục cưới hỏi miền Nam thì mâm quả sẽ có số chẵn như 4, 6 đến 10, 12 tùy vào khả năng kinh tế của mỗi gia đình. Phổ biến nhất là tráp 6 bao gồm:
- Tráp trầu cau: Số cau phải là số lẻ. Thông thường sẽ là 105 quả và 210 lá trầu, mỗi quả sẽ đi với 2 lá.
- tráp trà, rượu và nến.
- Tráp xôi gấc
- Tráp hoa quả
- Tráp heo quay
- Tráp phong bì
Xem thêm bài viết: Cách xếp mâm quả cưới đúng với phong tục truyền thống
2.3 Lễ cưới
Trong quy trình tổ chức đám cưới miền Nam thì lễ cưới luôn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất. Nghi lễ này tượng trưng cho lời tuyên bố gắn kết của cô dâu và chú rể trong cuộc sống sau này.
Nhà trai sẽ chuẩn bị hai cây nến to có khắc hình rồng phượng và đặt chúng lên bàn thờ nhà gái. Lúc này, trưởng tộc nhà gái sẽ tuyên bố bắt đầu làm lễ lên đèn. Có những gia đình trưởng tộc nhà gái sẽ dùng lửa đèn cầy để đốt 2 cây nến sau đó vái tổ tiên rồi từ từ đưa cho cặp đôi. Những có những nơi cô dâu chú rể sẽ tự đốt nến và cắm nó vào chân đèn đã được chuẩn bị sẵn trên bàn thờ gia tiên luôn.
Trong thời gian đó, vị trưởng tộc nhà gái sẽ khui một chai rượu trong số các lễ vật nhà trai mang đến để đặt lên bàn thờ. Tiếp đến cô dâu chú rể dâng 2 ngọn nến lên cắm vào chân đèn và đứng cạnh nhau vái tổ tiên.
Trước khi nhà trai đến cô dâu phải ở trong phòng mình, chỉ khi nhà trai trao lễ vật và được sự cho phép chú rể mới tiến vào phòng để đưa cô dâu ra mắt gia đình hai bên.
Sau khi làm lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ lần lượt mời trà quan viên 2 họ. Tiếp đó là đến tiết mục ba mẹ và người thân của cô dâu trao quà cưới cùng với sự chúc phúc của họ. Sau khi hoàn thành hết các thủ tục, nhà trai sẽ nói lời cảm ơn và xin phép đón dâu về nhà chồng.
Ngày nay, các nghi lễ đám hỏi ở miền Nam đã được lược đi nhiều rồi. Các cặp đôi thường lựa chọn nhà hàng để tổ chức tiệc cưới. Đồng thời, tùy theo điều kiện cũng như sở thích của cô dâu, chú rể mà nghi lễ cũng sẽ có một chút khác biệt chứ không giống 100% phong tục xưa.
2.4 Lễ phản bái
Lễ phản bái là một nghi lễ khá thú vị và là nghi lễ cuối cùng trong phong tục cưới hỏi miền Nam. Thường thì lễ phản bái sẽ diễn ra sau lễ cưới 3 ngày.
Cặp đôi mới cưới sẽ về nhà cô dâu và mang theo 1 đôi vịt to để thực hiện nghi lễ này. Như nói ở trên, người miền Nam có tính khá là phóng khoáng nên có nhiều gia đình đã bỏ luôn nghi lễ này hoặc làm chung với lễ cưới.
Qua bài viết này, bạn đã biết các nghi lễ trong phong tục cưới hỏi miền Nam rồi đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn chuẩn bị lễ cưới của mình một cách hoàn hảo nhất.
WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI
🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00