Theo phong tục cưới xin ở Việt Nam, để nên duyên vợ chồng cần phải trải qua những phần nghi lễ. Một trong những nghi lễ chắc chắn không thể thiếu đó là lễ rước dâu. Vậy trình tự lễ rước dâu về nhà trai bao gồm những gì? Cần lưu ý gì khi làm lễ rước dâu bạn biết chưa? Hãy cùng theo dõi bài biết dưới đây để biết cách tổ chức nghi lễ này nhé.
Mục lục
- 1. Lễ rước dâu là gì?
- 2. Nghi thức lễ rước dâu gồm những gì?
- Bước 1: Đội bê tráp trao lễ
- Bước 2: Nhà gái nhận lễ và mang lên bàn thờ gia tiên
- Bước 3: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên
- Bước 4: Đôi uyên ương làm lễ gia tiên
- Bước 5: Cặp đôi nhận quà mừng từ người thân
- Bước 6: Nhà gái lại quả cho nhà trai
- Bước 7: Đón dâu về nhà chồng
- Bước 8: Tiến hành lễ thành hôn tại nhà trai
- 3. Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu
1. Lễ rước dâu là gì?
Lễ rước dâu (còn được gọi là lễ đón dâu) là một lễ nghi phức tạp nhất đòi hỏi mọi người phải tìm hiểu kỹ nếu muốn tiến tới hôn nhân. Nghi lễ này mang hàm ý sự trân trọng của gia đình nhà trai dành cho cô dâu và gia đình nhà gái. Vì vậy, các nghi thức cần được thực hiện kỹ lưỡng để gia đình hai bên hoàn thành ngày đại hỷ tốt đẹp.
2. Nghi thức lễ rước dâu gồm những gì?
Bước 1: Đội bê tráp trao lễ
Mở đầu buổi lễ, đoàn nhà trai đúng giờ sẽ đến nhà gái, người trưởng đoàn cùng với một người bưng mâm quả rước dâu sẽ tiến vào nhà gái để xin phép làm lễ. Khi nhà gái đồng ý thì đội bê tráp nhà trai sẽ tiến vào theo đúng thứ tự tráp lễ. Lúc này dàn phù dâu nhà gái cần phải xếp hàng ngay ngắn ở cổng chào.
Đội nhà trai sẽ vào trước cổng chào và trao tráp cho bên nhà gái rồi 2 bên cùng nhau đưa mâm vào nhà gái.
Bước 2: Nhà gái nhận lễ và mang lên bàn thờ gia tiên
Hai bên gia đình sẽ vào ổn định chỗ ngồi, uống nước, người đại diện 2 bên sẽ giới thiệu các thành viên. Sau đó, đại diện bên nhà trai sẽ ngỏ ý xin đón cô dâu về nhà chồng.
Dưới sự ngỏ ý, nhà gái nói lời cảm ơn đến lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đồng ý cho họ đón dâu.
Bước 3: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên
Chú rể sẽ tiến vào phòng cô dâu để trao hoa cưới, nắm tay cô dâu tiến ra khu vực làm lễ. Cặp đôi sẽ chính thức ra mắt toàn bộ khách tham dự, cùng nhau mời nước gia đình 2 bên.
Bước 4: Đôi uyên ương làm lễ gia tiên
Khi cặp đôi đang ra mắt họ hàng, mẹ cô dâu sẽ bày một số lễ vật nhà trai chuẩn bị lên bàn thờ gia tiên. Sau khi bày trí xong xuôi, ba cô dâu sẽ đưa cặp đôi lên làm lễ trước bàn thờ. Việc này mang hàm ý ra mắt cặp đôi với gia tiên và mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi hạnh phúc và bền lâu.
Bước 5: Cặp đôi nhận quà mừng từ người thân
Sau khi thắp hương cho tổ tiên, cặp đôi trở về khu vực làm lễ chính, MC sẽ mời người thân của cô dâu chú rể lên tặng quà cưới. Cụ thể, ba mẹ của 2 người sẽ trao quà hồi môn cho cặp đôi trước rồi đến họ hàng cuối cùng là bạn bè và các khách mời ở đó.
Bước 6: Nhà gái lại quả cho nhà trai
Nhà gái sẽ lấy một phần lễ vật trong mỗi tráp lễ và gửi phần còn lại cho nhà trai xem như lời cảm ơn đến sự chu toàn của gia đình nhà trai. Khi lấy lễ vật, nhà gái lưu ý nên lấy số lượng chẵn và mở lễ vật bằng tay thay vì dùng dao kéo.
Xem thêm bài viết: Tìm Hiểu Lại Quả Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Lại Quả
Bước 7: Đón dâu về nhà chồng
Lễ đón dâu cần phải chú ý đến giờ lành, nên sau khi nhận lễ vật lại quả của nhà gái, họ nhà trai sắp xếp căn đúng giờ hoàng đạo tiến hành đưa cô dâu về nhà. Chú rể và đại diện họ nhà trai đưa cô dâu lên xe hoa.
Phía nhà gái cũng theo đoàn nhà trai qua nhà trừ mẹ cô dâu. Họ có thể sử dụng phương tiện di chuyển được 2 gia đình chuẩn bị trước hoặc từ di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Bước 8: Tiến hành lễ thành hôn tại nhà trai
Cặp đôi sẽ tiến hành lễ thành hôn ở nhà trai, các nghi thức trong lễ thành hôn bao gồm lễ gia tiên, trao nhẫn cưới, cắt bánh cưới và rót rượu. Sau khi hoàn thành xong các nghi lễ, mẹ chú rể sẽ dẫn cô dâu vào phòng cưới.
Sau lễ thành hôn, gia đình nhà trai có thể tổ chức tiệc để chiêu đãi những vị khách mời của hai bên gia đình.
3. Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu
Các cụ xưa hay nói “có thờ có thiêng có kiêng có lành” phải không nào. Vậy nên ngoài việc làm theo trình tự lễ rước dâu ở trên, hai bên gia đình cần lưu ý một số điều cần tránh khi đón dâu để cuộc sống hôn nhân của vợ thuận lợi. Dưới đây là những việc lưu ý trong lễ rước dâu nhé:
- Đón dâu không đúng giờ hoàng đạo: Theo quan niệm được lưu truyền, lễ rước dâu không được tổ chức đúng giờ hoàng đạo sẽ khiến cặp đôi không gặp may mắn.
- Không chuẩn bị chu đáo cho bàn thờ gia tiên: Đây là nơi cô dâu chú rể thực hiện cúng bái tổ tiên cầu mong phù hộ cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi gặp nhiều may mắn. Vậy nên, cần phải chuẩn bị bàn thờ gia tiên thật tốt mới thể hiện được lòng thành kính.
- Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón: Trong lễ rước dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng chờ chú rể vào đón. Nếu chú rể chưa vào mà cô dâu xuất hiện trước quan khách thì được xem là thiếu lễ phép.
- Cô dâu không được quay lại nhìn nhà mình sau khi rước dâu ra khỏi cửa: Nhiều gia đình kỹ tính về vấn đề này trong lễ rước dâu, họ cho rằng nếu cô dâu vấn vương gia đình mẹ đẻ thì sau này sẽ sớm bỏ chồng hoặc không chu toàn công việc nhà chồng.
- Cô dâu nhớ rải kim tiền trên đường về nhà chồng: rải kim được cho là tránh những điều xui xẻo theo cô dâu về nhà chồng, còn rải tiền mang ý con đường sau này của vợ chồng sẽ luôn giàu sang.
Bài viết trên đã chỉ rõ được nghi thức lễ rước dâu gồm những gì cũng như những điều kiêng kỵ khi làm lễ. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm kiến thức về nghi lễ này và có thể tổ chức một buổi lễ rước dâu suôn sẻ nhé.
WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI
🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00