Nếu bạn đang có kế hoạch tổ chức đám cưới mà không biết đến lễ công cô là gì? Tổ chức lúc nào và nghi lễ tổ chức ra sao thì hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Mục lục
Lễ công cô là gì?
Lễ công cô còn gọi là lễ gia tiên, đây là nghi thức ra mắt của cô dâu và chú rể trước bàn thờ gia tiên của gia đình hai bên nhằm bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến dòng tộc, cũng như báo cáo với tổ tiên về việc nhà có đại hỷ.
Địa điểm và thời gian tổ chức lễ công cô
Theo truyền thống đám cưới Việt Nam, lễ công cô được tổ chức trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới, nghi lễ thắp hương gia tiên sẽ được thực hiện cuối cùng trong hai ngày lễ này.
Nơi tổ chức lễ gia tiên là ở cả nhà trai và nhà gái. Cụ thể, buổi lễ sẽ được tổ chức ở nhà gái trong lễ ăn hỏi, trong lễ cưới thì được cử hành ở cả hai bên gia đình luôn.
Nghi thức tổ chức lễ công cô theo đúng truyền thống
Nghi thức lễ công cô trong lễ ăn hỏi
Do lễ ăn hỏi được thực hiện ở gia đình nhà gái, buổi lễ gia tiên sẽ thực hiện dưới sự hỗ trợ của ba mẹ cô dâu hoặc đại diện của nhà gái sẽ hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trước bàn thờ tổ tiên. Lưu ý rằng, trừ chú rể thì nhà trai không tham gia nghi lễ công cô tại nhà gái, phía nhà trai chỉ đến chào hỏi nhà gái chứ không thắp hương gia tiên nhé.
Về phần lễ vật công cô, nhà gái sẽ lấy một phần tráp lễ ăn hỏi mà nhà trai mang rồi đưa lên bàn thờ gia tiên. Đối với nghi lễ ăn hỏi ở miền Nam, ngoài lễ vật nhà trai còn cần chuẩn bị thêm một đôi đèn cầy có hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái.
Lễ công cô sẽ bắt đầu sau khi nhà gái nhận lễ vật và đồng ý lời cầu hôn từ nhà trai. Sau khi dâng lễ vật lên bàn thờ, ba cô dâu hoặc người đại diện phía nhà gái sẽ thắp hương, làm lễ lên đèn và đọc bài khấn báo cáo trước tổ tiên. Sau đó, cô dâu chú rể theo sự hướng dẫn của người lớn thực hiện nghi thức cúng bái. Theo truyền thống, chú rể ѕẽ lạу bàn thờ bốn lạу, ѕau đó cô dâu ѕẽ lạу theo.
Tiếp theo, cặp đôi ra lạу ba mẹ ᴠợ trước bàn thờ gia tiên, thông tục là để cô dâu chú rể thể hiện ѕự kính trọng ᴠới ba mẹ ᴠợ về công lao sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu ᴠà ѕự biết ơn ᴠì ba mẹ đã cho phép cặp đôi được nên duуên nợ ᴠới chồng.
Xem thêm: Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi
Nghi thức lễ công cô trong lễ cưới
Trong lễ cưới, lễ công cô sẽ được thực hiện tại nhà gái trước ở lễ xin dâu, sau đó được tiến hành ở nhà trai trong lễ thành hôn. Về các trình tự tổ chức trong lễ cưới sẽ có những tương đồng cũng như khác biệt so với lễ công cô ở lễ ăn hỏi.
Nghi thức tổ chức tại nhà gái
Đối với nghi lễ công cô được làm ở nhà gái, ngoài thành phần tham dự không thể thiếu là cô dâu chú rể, còn có sự xuất hiện của ba mẹ hoặc người đại diện bên nhà cô dâu để hướng dẫn cặp đôi thắp hương trước bàn thờ tổ tiên.
Về trình tự tổ chức, lễ công cô sẽ được thực hiện sau khi các thủ tục thưa chuyện của hai nhà hoàn tất. Bố cô dâu hoặc đại diện nhà gái sẽ thắp hương đầu tiên và đọc bài khấn trước tổ tiên.
Sau đó, cô dâu chú rể sẽ được người lớn hướng dẫn thực hiện nghi thức cúng bái và cuối cùng mọi người sẽ tiến hành rước dâu về nhà chồng. Có một điểm cần lưu ý, người chủ hôn sẽ đốt hương trước khi cô dâu lên đường về nhà chồng để xua đuổi điều xấu không theo cặp đôi về nhà.
Nghi thức tổ chức lễ công cô tại nhà trai
Tại nhà trai, nghi lễ này sẽ được tiến hành cuối cùng trong lễ thành hôn. Tại đây, đôi uyên ương sẽ thắp hương bàn thờ gia tiên như một cách ra mắt nàng dâu mới trước tổ tiên nhà chồng.
Về thành phần tham dự sẽ bao gồm cô dâu, chú rể cùng ba mẹ chú rể hoặc người đại diện của nhà trai. Cũng giống với phong tục bên nhà gái, khi làm lễ công cô nhà gái không được tham gia thắp hương trước bàn thờ nhà trai.
Về lễ vật để thắp hương, nhà trai cũng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị mâm ngũ quả và gà luộc là đủ nhé. Tuy nhiên, nếu như muốn bàn thờ gia tiên thêm đẹp mắt, thay vì mâm trái cây bình thường nhà trai có thể bày mâm trái cây khắc hình long phụng nhé.
Về trình tự tổ chức, sau khi làm xong xuôi các thủ tục đón dâu và rước dâu, lễ công cô cũng sẽ được tổ chức giống bên nhà gái. Người đại diện nhà trai hoặc ba chú rể sẽ thắp hương và đọc bài khấn gia tiên.
Cô dâu chú rể cũng sẽ thực hiện nghi thức cúng bái dưới sự hướng dẫn của người đại diện. Khi buổi kết thúc buổi lễ, cô dâu chú rể cùng cúi lạy, dâng trà cho ba mẹ chú rể và mời nước cho các vị tiền bối trong gia đình nhà trai.
Xem thêm: 5 nghi lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam
Cách bày trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn
Tuỳ theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà cách trang trí bàn thờ gia tiên có thể sẽ khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, đa số các gia đình sẽ bài trí bàn thờ gia tiên như sau:
Đối với bàn thờ nhà trai, chính diện bàn thờ sẽ đặt ảnh hoặc linh vị tổ tiên. Nếu chính diện bàn thờ không có ảnh hoặc linh vị, gia đình có thể dán chữ Hỷ lớn nhé. Còn ở hai bên bàn thờ sẽ đặt bộ lư đồng và cặp nến long phụng. Ngoài ra, sẽ có thêm bình hoa và mâm ngũ quả.
Đối với bàn thờ nhà gái, cách bày trí cũng tương tự nhà trai. Ngoài ra, nhà gái cần phải chuẩn bị thêm một bàn mâm quả để đặt các mâm quả mà nhà trai mang qua. Bàn này sẽ được trải khăn bàn lịch sự và độ cao phải thấp hơn bàn thờ gia tiên.
Trên đây là toàn bộ quy trình làm lễ công cô và cách bày trí bàn thờ gia tiên. Hy vọng nó sẽ giúp cho bạn tổ chức một buổi lễ thành công nhé.
WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI
🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00