Thủ tục cưới hỏi miền Nam đầy đủ, chi tiết nhất!

Cưới hỏi là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời của mỗi người. Thế nhưng bạn có thể chưa biết, thủ tục cưới hỏi ở mỗi miền nước ta lại có những đặc trưng riêng. Vậy thủ tục cưới hỏi miền Nam sẽ bao gồm những gì? Làm sao để chuẩn bị một cách chỉnh chu nhất? Cùng Win’s Studio giải mã trong bài viết dưới đây nhé!

thủ tục cưới hỏi miền Nam

1. Đặc điểm của thủ tục cưới hỏi miền Nam

Một lễ cưới hỏi miền Nam sẽ bao gồm 3 nghi thức đó là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, người miền Nam nổi tiếng là mộc mạc, giản dị và có hơi hơi phóng khoáng.

Do đó ngày nay, một số gia đình đã bỏ qua luôn lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ cưới và đón dâu chung 1 ngày, nếu nhà trai và nhà gái có khoảng cách xa về địa lý.

Tuy vậy, lễ lên đèn là một nghi thức không thể bỏ qua trong thủ tục cưới hỏi miền Nam. Lúc này, nhà trai sẽ mang 2 ngọn đèn lớn đến nhà gái khi rước dâu.

Khi tiến hành lễ gia tiên tại nhà gái, cô dâu, chú rể sẽ tự tay thắp nến lên trên bàn thờ. Đây cũng được xem là lời tuyên bố chính thức, gắn kết đôi uyên ương lại với nhau trọn đời.

2. Tổng hợp các nghi lễ, thủ tục cưới hỏi miền Nam

2.1. Đối với lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ ở miền Nam còn được biết với những tên gọi khác là đi nói, hay đám nói.

Như đã nhắc ở trên, trong thủ tục cưới hỏi miền Nam, lễ dạm ngõ có thể được bỏ qua nếu nhà trai cách xa nhà gái. Khi đó, lễ cúng tổ tiên và lễ vật ăn hỏi sẽ được gộp chung lại làm một.

thủ tục cưới hỏi miền Nam

Lễ vật trong lễ dạm ngõ của người miền Nam tương đối đơn giản, chỉ gồm 1 cặp rượu, cặp trà được gói trong 1 bao giấy đỏ trịnh trọng. Thêm 1 mâm trầu cau tiêm cánh phượng và 1 mâm ngũ quả.

Người tham dự lễ dạm ngõ sẽ bao gồm bố mẹ và chú bác có tiếng nói của 2 bên gia đình. Trong lúc này, cha mẹ nhà trai sẽ cho nhà gái ngày sinh tháng đẻ của chú rể để chọn được ngày cưới tốt nhất.

2.2. Đối với lễ ăn hỏi

Không chỉ riêng nghi lễ đám hỏi ở miền Nam mà ở những miền khác thì lễ ăn hỏi cũng đều được tổ chức tại bàn thờ gia tiên.

Theo thủ tục cưới hỏi miền Nam khi họ hàng bên nhà trai chạm ngõ nhà gái, vị trưởng tộc cùng chú rể sẽ lần lượt bưng khay trầu có đôi đèn và khay rượu để vào nhà gái. Ông bà, cha mẹ của chú rể sẽ đi sau. Đồng thời cũng bao gồm từ 4-6 người để bê tráp.

Lễ vật nhà trai mang đến cho nhà gái thường bao gồm  trái cây, bánh kẹo, trầu cau,… Theo truyền thống thì mâm quả của người miền Nam sẽ có số chẵn như 4, 6 đến 10, 12 tùy vào từng gia đình.

  • Mâm trầu cau: Số cau mang đến phải là số lẻ. Thông thường sẽ là 105 quả, và cứ mỗi quả cau thì lại cần 2 lá trầu, tức là 210 lá.
  • Mâm quả trà, rượu và nến.
  • Xôi gấc
  • Mâm hoa quả
  • Mâm heo quay
  • Mâm phong bì
  • ….

Bên nhà trai nên mời trầu, trà và rượu cho nhà gái 1 cách kính cẩn. Sau khi bàn bạc xong về các thủ tục cho hôn lễ thì sẽ tiến hành tặng nữ trang cho cô dâu mới đúng theo thủ tục cưới hỏi miền Nam.

Xem thêm: Trang trí đám hỏi đơn giản tại nhà

2.3. Đối với lễ cưới của thủ tục cưới hỏi miền Nam

Trong quy trình tổ chức đám cưới theo thủ tục cưới hỏi miền Nam thì lễ cưới luôn là nghi thức quan trọng và thiêng liêng nhất. Nghi lễ này chính là lời tuyên bố sự gắn kết của cô dâu và chú rể trong cuộc sống sau này.

thủ tục cưới hỏi miền Nam

Nhà trai đến nhà gái sẽ mang theo 2 cây nến to và đặt trang trọng lên bàn thờ nhà gái. Lúc này, trưởng tộc nhà gái sẽ là người tuyên bố làm lễ lên đèn. Chính cô dâu, chú rể sẽ là người đốt nến và thắp lên trên bàn thờ gia tiên.

Cùng với đó, vị trưởng tộc sẽ khui một chai rượu trong số các lễ vật mà nhà trai mang đến để đặt lên bàn thờ. Cô dâu, chú rể sẽ đứng sang hai bên để quan sát. Tiếp đến sẽ cắm 2 cây nến này vào chân đèn và đứng gần vào nhau để khấn vái.

Trong thủ tục cưới hỏi miền Nam ngay từ đầu cô dâu sẽ ở trong phòng kín của mình. Chỉ khi 2 bên đã chào hỏi và trao lễ vật thì nhà gái sẽ cho phép chú rể vào phòng để đón cô dâu ra mắt gia đình.

thủ tục cưới hỏi miền Nam

Sau khi làm xong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ lần lượt mời trà thuốc quan viên 2 họ. Tiếp đó, cha mẹ và người thân của cô dâu sẽ trao quà cưới cho đôi vợ chồng. Cùng với đó là những lời chúc phúc tốt đẹp cho cuộc sống ngày sau.

Sau khi hoàn thành hết các thủ tục cưới nhà gái, nhà trai sẽ nói lời cảm ơn và xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Cuối cùng trưởng tộc sẽ là người tuyên bố kết thúc lễ cưới.

Ngày nay, đa số các nghi lễ đám hỏi ở miền Nam đã được lượt đi rất nhiều. Các đôi vợ chồng trẻ thường lựa chọn nhà hàng để tổ chức tiệc cưới cho mình. Đồng thời, tùy theo điều kiện cũng như sở thích của cô dâu, chú rể mà nghi lễ đám cưới cũng sẽ có một chút khác biệt với nhau chứ không được đồng nhất 100% như xưa.

Xem thêm: Cách gộp hai ngày ăn hỏi và đón dâu vào cùng 1 ngày

2.4. Lễ phản bái

Lễ phản bái là một nghi lễ khá thú vị Trong thủ tục cưới hỏi ở miền Nam. Thông thường, lễ phản bái sẽ diễn ra sau lễ cưới 3 ngày.

Chú rể và cô dâu sẽ đến nhà gái mà mang theo 1 đôi vịt để thực hiện nghi lễ này. Tuy nhiên, hiện nay trong lễ cưới hỏi miền Nam nhiều gia đình đã bỏ luôn nghi lễ này hoặc gộp chung với lễ cưới.

Qua bài viết này, bạn đã biết thủ tục cưới hỏi miền Nam bao gồm những gì hay chưa? Hy vọng những chia sẻ của Win’s Studio đã giúp bạn có thể chuẩn bị lễ cưới của mình một cách hoàn hảo nhất.

WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI

🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00