Tìm Hiểu Lại Quả Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Lại Quả

Một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi là nghi lễ lại quả của người Việt từ xa xưa cho đến ngày nay. Chính vì vậy, dù dã có từ rất lâu đời nhưng đến hiện nay lễ lại quả vẫn được mọi người duy trì và gìn giữ. Vậy lễ lại quả trong đám hỏi là gì? Ý nghĩa lễ này ra sao thì Win’s Studio sẽ giải đáp cho bạn nhé!

lễ lại quả

1. Tìm hiểu lễ lại quả là gì?

Lễ Lại quả hay còn gọi là là lễ chuyển lại được biết đến là một trong nhiều nghi lễ xuất hiện trong đám ăn hỏi. Theo đó, bên nhà gái sau khi đã nhận hết các sính lễ cưới của nhà trai, vào gần cuối buổi lễ ăn hỏi, họ sẽ phải chia các sính lễ cưới ra và trao lại một phần gửi lại cho nhà trai để mang về nhà.

Lễ ăn hỏi của bên nhà trai xin phép gia đình cô dâu hỏi cưới con gái họ chỉ trọn vẹn khi lễ lại quả được tiến hành đúng với phong tục cưới. Kết thúc lễ ăn hỏi sẽ là thời gian để hai gia đình chuẩn bị cho lễ cưới hạnh phúc của cô dâu chú rể.

lễ lại quả

2. Lễ lại quả mang ý nghĩa gì?

Nếu như việc trao quả là sự thể hiện tình cảm chân thành bên nhà trai dành cho gia đình cô dâu thì lễ lại quả lại chính là lời đáp lại một cách chân thành và nồng thắm của nhà gái đối với bên nhà trai. Nghi lễ này có ý thể hiện sự đón nhận chân thành đối với các mâm quả cũng như tấm lòng và tình cảm bên nhà trai đã chuẩn bị.

Lễ lại quả còn thể hiện là sự ý nhị, tinh tế thay vì câu trả lời đồng ý mà nhà gái muốn trả lời nhà trai. Sau khi hoàn thành lễ lại quả là thời điểm mà gia đình hai bên sẽ tiến đến chuẩn bị tổ chức một đám cưới rộn ràng và hạnh phúc của cặp đôi uyên ương.

Lễ lại quả kết thúc xong cũng là lúc tổ tiên, ông bà và hai bên gia đình chính thức thừa nhận mối quan hệ vợ chồng chính thức của cặp đôi.

3. Nghi thức lại quả được thực hiện khi nào?

Nghi lễ này được nhà gái thực hiện vào khoảng thời gian gần cuối của buổi lễ ăn hỏi. Tức là nghi thức chỉ được tiến hàn sau khi đã hoàn thành xong hết những nghi thức của buổi lễ ăn hỏi rồi.

Có thể nói, lễ lại quả là một trong các nghi thức được bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của phong tục cưới hỏi thời xưa. Trong nhiều nghi thức cưới hỏi thời đó, có khá nhiều nghi thức đã được người hiện đại đơn giản hóa hoặc bỏ qua vì nó không phù hợp với hiện nay. Thế nhưng, nghi thức lại quả vẫn được xem như một nét đẹp cần được giữ gìn của văn hóa cưới hỏi Việt. Chính vì vậy, nghi thức này vẫn còn được người dân lưu truyền, giữ gìn và duy trì cho đến thế hệ ngày nay và cả tương lai.

4. Các bước tiến hành lễ lại quả là gì? Lại quả cho bên nhà trai gồm những gì?

lễ lại quả

Người đứng ra thực hiện nghi lễ lại quả là người có vai vế trong gia đình, thường là bác cả hay các bác về phía nội, phía ngoại của cô dâu. Những người được chọn là những người đã có con trai, con gái, con đường làm ăn / quan chức rộng mở, suôn sẻ, tính tình ôn hòa, đôn hậu. Điều này được cho là sẽ mang lại may mắn cho cô dâu và chú rể. Đặc biệt nên chọn những người đã có gia đình (các bác còn đủ vợ – chồng). Sau khi xác định được những người tham gia, buổi lễ sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Xé cau trong tráp trầu cau và sau đó đặt phần đem lại lễ bằng tay đặt vào khay tráp.

Bước 2: Tách thuốc lá, chè khô, rượu, bánh trái… theo số chẵn rồi đặt vào tráp lại lễ.

Bước 3: Người bê tráp trả lễ cho nhà trai trước khi lên xe đi về.

Nhà trai sẽ nhận được phần lễ vật mà bên nhà gái trả lại và mang về nhà sau khi lễ ăn hỏi kết thúc.

Xem thêm bài viết: Cách bày mâm trầu cau ăn hỏi phổ biến 2022

5. Lại quả cho nhà trai gồm những gì?

Khi phân chia sính lễ để trả lại cho bên nhà trai thì gia đình cô dâu sẽ lấy ra mỗi thứ 1 ít. Tùy theo sính lễ cưới mà nhà trai đem quà có những gì thì bên nhà gái sẽ trả lại một phần những sính lễ đó. Tuy nhiên, nhà gái chỉ phải trả các sính lễ bằng lễ vật thôi. Còn những sính lễ cưới như nữ trang, tiền nạp tài, nhẫn cưới, tiền lễ đen, tiền nát … thì không thể trả lại.

Trong lễ ăn hỏi, những lễ vật nhà trai mang qua nhà gái từ thời xưa truyền lại đến nay thì không thể thiếu những lễ vật sau đây:

– Trầu cau

– Bánh cưới truyền thống của địa phương. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền địa phương mà có thể dùng các loại bánh khác nhau như là bánh cốm, bánh pía, bánh xu xê, bánh kem, bánh lột da …

– Hạt sen (có thể là hạt sen tươi hoặc khô)

– Rượu và trà

– Bao lì xì đựng tiền nạp tài.

Ngoài ra, tùy theo điền kiện kinh tế nhà trai cũng như những yêu cầu từ bên nhà gái mà sính lễ của lễ ăn hỏi còn có thêm: heo quay, xôi gấc, gà quay, gà luộc, trái cây ngũ quả, …. Các sính lễ này đều được nhà gái chia ra một ít và hoàn trả lại cho nhà trai theo nghi lễ lại quả.

lễ lại quả

Hy vọng với những chia sẻ “Lễ lại quả cho nhà trai” của Win’s Studio bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về nghi thức lại quả lễ ăn hỏi. Chúc bạn có được một lễ cưới hoàn hảo nhé!

WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI

🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00