Ý Nghĩa Của Tráp Ăn Hỏi Trong Truyền Thống Đám Cưới

Trước khi diễn ra lễ cưới thì nghi thức quan trọng không thể thiếu chính là lễ ăn hỏi. Nhà trai chuẩn bị rất nhiều lễ vật mang đến nhà gái hay được gọi là tráp ăn hỏi. Vậy tráp ăn hỏi gồm những gì Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này để hiểu hơn về phong tục truyền thống có giá trị văn hóa của người Việt này nhé!

tráp ăn hỏi

1. Tìm hiểu về tráp ăn hỏi 

1.1. Tráp ăn hỏi là gì?

Tráp ăn hỏi là lễ vật do nhà trai chuẩn bị một cách cẩn thận, cầu kỳ, công phu để mang tới nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi, tráp ăn hỏi có thể mang ý nghĩa là sính lễ để trước là dâng lên bái yết tổ tiên nhà gái và sau là làm quà cho gia đình, người thân của họ nhà gái.

Tráp ăn hỏi thường được nhà trai chuẩn bị từ 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ, 11 lễ, có gia đình còn chuẩn bị 15 lễ vật (Số lượng tuỳ thuộc vào yêu cầu của họ nhà gái hoặc điều kiện kinh tế của họ nhà trai và số tráp (mâm lễ) luôn là số lẻ.

Trước ngày lễ  hỏi cả bên nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một số bạn nam nữ thanh niên chưa chồng, chưa vợ để bê tráp (bưng tráp) và đỡ tráp trong ngày lễ ăn hỏi.

Tráp ăn hỏi khi mang đến nhà gái sẽ lần lượt được các cô gái đỡ lễ và cùng bưng vào trong nhà. Các lễ vật trong tráp ăn hỏi sau khi hoàn tất thủ tục ăn hỏi sẽ được nhà gái lấy mỗi thứ 1 ít để cho nhà trai mang về, ví dụ như vài cái bánh, vài quả cau, hoa quả… và được gọi là lại tráp.

Số lễ vật còn lại nhà gái sẽ tiến hành chia ra thành các gói nhỏ (mỗi thứ 1 ít) rồi đem làm quà cho bạn bè, họ hàng, người thân và cũng thông báo với mọi người về việc đám cưới sắp tới.

2.2. Ý nghĩa của tráp ăn hỏi trong phong tục Việt

tráp ăn hỏi

Nguồn gốc của phong tục ăn hỏi đã được truyền lại từ đời cha ông ta mà cũng không ai rõ ràng là ran đời từ bao giờ, nhưng cứ đời trước lại tiếp nối đời sau vẫn luôn gìn giữ và phát huy cho đến tận ngày nay.

Về ý nghĩa của tráp ăn hỏi cũng không có 1 ý nghĩa cụ thể tuy nhiên, các cụ ta vẫn luôn coi tráp ăn hỏi mang ý nghĩa

  • Là lễ vật để con trai đi hỏi vợ
  • Tráp ăn hỏi là vật phẩm dâng lên tổ tiên họ nhà gái
  • Là sự chứng tỏ lòng thành của chàng trai cũng như của họ nhà trai với cô gái và gia đình họ nhà gái

2. Ý nghĩa của từng loại tráp ăn hỏi

2.1 Ý nghĩa của tráp ăn hỏi trầu cau

tráp ăn hỏi

Từ xưa đến nay, trầu cau tương trưng cho sự sắt son và lâu dài trong một mối tương quan, đây cũng là điều mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.

Để làm một lễ tráp trầu cau, người ta chọn những quả cau tròn trịa mang ý nghĩa đủ đầy và những lá trầu tươi đẹp nhất.

Mỗi quả cau lại dán chữ hỷ, đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ đỏ mang đến sự may mắn cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi.

2.2 Ý nghĩa của tráp ăn hỏi hoa quả

Mâm lễ trái cây hay còn gọi là tráp hoa quả mang ý nghĩa rất lớn. Nó tượng trưng cho sự ngọt ngào, là tình yêu đã đến độ chín muồi, đơm hoa, kết trái.

Mâm lễ hoa quả nhiều màu sắc, mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa riêng cũng nhắn nhủ đến đôi uyên ương về hương vị của cuộc sống, có ngọt ngào, có chua chát và cuộc sống là muốn màu muôn vẻ.

Tuy nhiên nhất là chúng được gắn kết với nhau vững trãi, chắc chắn. Nó truyền tới thông điệp về một mái ấm hạnh phúc lâu dài, cùng nhau vượt qua mọi ngọt bùi đắng cay để làm lên một gia đình hạnh phúc.

2.3 Ý nghĩa của các loại bánh trong lễ ăn hỏi

Các loại bánh truyền thống hay được sử dụng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm… tùy vào phong tục từng vùng, trong đó, bánh phu thê là phổ biến nhất.

tráp ăn hỏi

Mang nhiều giai thoại không giống nhau xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, chiếc bánh phu thê thể hiện mơ ước về tình yêu mặn nồng, hòa quyện vào nhau.

2.4 Tráp rượu, thuốc lá

Tráp rượu và thuốc lá là một trong những lễ vật quan trọng trong lễ ăn hỏi 5 tráp truyền thống của người Việt. Tráp rượu và thuốc lá chính là lễ vật tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên.

Bởi tráp này được tiến dâng lên bàn thờ tổ tiên như lời kính mời tổ tiên và các vị tiền nhân về dự đám cưới và chúc phúc cho cặp uyên ương sắp cưới.

2.5 Tráp chè – hạt mứt sen/gà và xôi/lợn sữa quay

Tùy thuộc theo ước muốn của mỗi gia đình mà nhà trai sẽ tùy chọn lễ vật cho tráp thứ 5. Nhìn chung, nhiều gia đình chọn lựa lễ vật là chè và mứt sen bởi theo phong tục của người Việt, chè là thức uống để Kết hợp với ăn trầu.

Bên cạnh đó, nhà trai cũng có khả năng đặt lễ gà và xôi gấc, tượng trưng cho lời chúc vợ chồng luôn yêu thương nhau, thể hiện sự sung túc và may mắn.

Còn lễ tráp lợn sữa quay thể hiện sự dư dả, vượng khí và tài lộc trong gia đình, cùng lúc đó là lời chúc mong cặp đôi sớm có em bé và phát tài.

Mỗi lễ vật trong đám hỏi đều mang ý nghĩa khác nhau. Nhưng hầu hết đều tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp cho bạn hiểu hơn về ý nghĩa của tráp ăn hỏi trong đám cưới truyền thống người Việt Nam.

WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL
SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI

🌐 Facebook: https://m.facebook.com/winstudio.vn/
🌐 Website: https://winsstudio.vn
🌐 Tiktok: https://www.tiktok.com/@winsstudio.vn
📩 Email: Winsstudio.vn@gmail.com
📍 TRỤ SỞ CHÍNH: 204 Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Tp. HCM
📍 CN PHAN THIẾT: 118 Tuyên Quang – Phường Phú Thuỷ – Tp. Phan Thiết
📞 Hotline: 0909.036.663 – 0948.786.786
🕑 Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00